Tagline là gì? Quy trình 6 bước tạo nên một tagline ấn tượng

Tagline là gì

Tagline là một trong các thuật ngữ bạn cần quan tâm nếu muốn đồng hành lâu dài với nghề marketing. Vậy tagline là gì? Nó có khác so với slogan hay không? Có bao nhiêu bước để hoàn thiện được một tagline ấn tượng và mang lại hiệu quả?

Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Triangle Head giải đáp chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây. Không những thế, mình còn chia sẻ thêm cho bạn một số câu tagline nổi tiếng từ các thương hiệu khác nhau để bạn có thể tham khảo và tạo cho riêng mình tagline thật hay và “để đời”. Hãy cùng mình theo dõi ngay nào!

1. Tìm hiểu định nghĩa tagline là gì?

Tom Bodett được xem là cha đẻ của những câu tagline đi vào lòng người. Thuật ngữ tagline được định nghĩa là 1 hoặc 2 cụm từ diễn đạt, nhấn mạnh về điểm nổi bật, mục đích hay sứ mệnh của một thương hiệu. Tagline có thể xuất hiện ở các banner quảng cáo, video giới thiệu doanh nghiệp, trong các chiến dịch truyền thông, sự kiện,…

Tagline được định nghĩa như thế nào?

Việc triển khai tagline nhằm định vị sản phẩm, định vị triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Và tagline cũng giúp tạo sự chú ý, ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng, khiến họ nhớ đến thương hiệu của bạn nhiều hơn.

Mình ví dụ một số câu tagline để bạn dễ hình dung hơn nhé:

  • OPPO: “Designed For Life”
  • Headspace: “Hãy đối xử tốt với đầu của bạn.”

2. Slogan và tagline có thật sự khác nhau?

Slogan và Tagline là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác biệt. Mình sẽ giải thích điểm khác nhau bằng bảng so sánh dưới đây nhé.

Đặc điểm SLOGAN TAGLINE
Tập trung Thương hiệu Công ty/Doanh nghiệp
Tính linh hoạt Linh hoạt hơn Cứng nhắc, nghiêm ngặt
Xuất hiện Bao bì, hiển thị quảng cáo Giao tiếp công ty
Xuất hiện sự thay đổi Thay đổi theo văn hóa, có thể thay đổi nhiều lần Không thay đổi khẩu hiệu của công ty nhiều hơn một lần trong một thế hệ
Mục đích Nhấn mạnh giá trị cốt lõi, lời hứa, tính chất hoặc hướng phát triển  sản phẩm/dịch vụ Nhấn mạnh về nét đặc trưng, sứ mệnh của thương hiệu
Ví dụ thương hiệu Apple Slogan sản phẩm iPad Air là “Change is in the air” Tagline của Apple lại là “Think different”

Thông qua bảng so sánh trên cùng ví dụ cụ thể, chắc hẳn bạn đã nắm được sự khác nhau giữa slogan và tagline rồi phải không nào. Phần tiếp theo của nội dung bài viết, mình sẽ hướng dẫn bạn 6 bước cơ bản để tạo một tagline ấn tượng. Theo dõi cùng mình ngay nhé!

3. Quy trình 6 bước để tạo một tagline

Bước 1: Nắm rõ thông tin thương hiệu

Ở bước này, bạn cần xác định rõ ràng 2 yếu tố về mục đích và thương hiệu để tạo tagline. Đầu tiên, về mặt mục đích, bạn nên tự trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn có nét khác biệt nào so với đối thủ?
  • Giá trị cốt lõi trong thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ bạn muốn mang đến cho khách hàng là gì?
  • Bạn định vị sứ mệnh, mục tiêu, tính cách của thương hiệu mình ra sao?
  • Hiện tại, thương hiệu của bạn có vị trí như thế nào ở thị trường cùng ngành?
  • Khách hàng tiềm năng/mục tiêu của bạn, họ là ai?
  • Bạn tạo cho khách hàng những giá trị và điều khác biệt gì để họ lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn?
  • Giá trị cảm xúc mà bạn muốn mang lại cho khách hàng là gì?
Nắm càng rõ thông tin về thương hiệu thì càng tốt cho việc tạo tagline

Tiếp theo, bạn cần xác định được tên thương hiệu mà bạn sẽ triển khai tagline. Có được đầy đủ những thông tin này, bạn đã bước đầu thành công trong việc tạo tagline cho thương hiệu của mình rồi đấy.

Bước 2: Tóm tắt thông tin thương hiệu thành các từ khóa

Bước thứ 2, bạn cần cô đọng các thông tin đã đưa ra thành những từ khóa ngắn gọn, súc tính nhưng vẫn thể hiện được điểm nổi bật riêng của thương hiệu. Hãy suy nghĩ thật nhiều từ khóa nhất có thể và viết chúng ra giấy hoặc đánh trên ghi chú của máy tính.

Mình gợi ý cho bạn một số từ khóa ở các khía cạnh khác nhau như:

  • Khía cạnh vị trí thương hiệu: rẻ nhất, hàng đầu, số 1, nhanh nhất,…
  • Khía cạnh tạo sự khác biệt cho sản phẩm/dịch vụ: trà sữa nhà làm, rau sạch nhà trồng, chuẩn quốc tế,…
  • Khía cạnh giá trị cảm xúc: vui vẻ, hạnh phúc, cảm giác tự do,…
  • Khía cạnh đối tượng khách hàng: dành cho phái đẹp, cho bé, cho người Việt,…

Bước 3: Triển khai ý tưởng từ các từ khóa

Sau khi đã có những từ khóa tạm gọi là các gợi ý để tìm được “bản đồ kho báu”, bạn triển khai chúng thành những ý tưởng khác nhau. Ở giai đoạn này, bạn đừng quan tâm đến độ dài mà hãy viết theo những gì bạn có thể nghĩ ra. 

Càng nhiều ý tưởng thì khả năng bạn chọn được tagline tốt nhất càng cao. Khi hình thành ý tưởng, bạn có thể dựa trên công dụng/giá trị của sản phẩm/dịch vụ; giá trị cảm tính; sứ mệnh, lời hứa hay lời khuyến khích, cổ vũ,…

Từ các từ khóa rời rạc, hình thành nên nhiều ý tưởng khác nhau

Mình ví dụ như tagline của xì dầu Angon thể hiện tốt về công dụng của sản phẩm: “Người bạn đồng hành của hải sản”. Dĩ nhiên, đây là tagline đã thành phẩm nên đảm bảo tiêu chuẩn, còn ở khâu này bạn chỉ cần biến từ khóa của mình thì những ý tưởng là được rồi bạn nhé.

Bước 4: Đánh giá các ý tưởng đề ra

Tiếp đến, bạn bắt đầu đánh giá các ý tưởng mà mình đã hoàn thành ở bước 3. Bạn có thể đánh giá từ kinh nghiệm của bản thân và mục đích tạo tagline để chọn ý tưởng thích hợp nhất. Nếu bạn đã có trong tay ý tưởng mà bạn cho là hoàn hảo nhất thì hãy chuyển sang bước 5 ngay!

Bước 5: Viết thanh tagline hoàn chỉnh

Bước này được xem là “đau não” nhất khi bạn phải cô đọng lại ý tưởng của mình, thể hiện chỉ trong 1 hoặc 2 cụm từ. Vì thế, hãy chọn tất cả những gì tinh túy nhất vào câu tagline của mình nhé bạn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý cũng đừng quá tham lam câu chữ mà làm tagline trở nên khó hiểu, dài dòng.

Bạn nên viết và tinh chỉnh nhiều lần để đạt được tagline hay và ấn tượng nhất nhé.

Bước 6: Đánh giá tagline

Sau khi đã hoàn thành câu tagline, bạn có thể gửi đến đồng nghiệp, cấp trên để đánh giá về sản phẩm của mình. Đôi khi những ý kiến của họ có thể giúp bạn hoàn thiện tốt hơn tagline đã viết. Tuy nhiên, hãy tiếp thu có chọn lọc các đánh giá để có thể tinh chỉnh phù hợp nhất nhé bạn.

Đánh giá tagline là bước cuối cùng trong quá trình tạo tagline ấn tượng

Và bây giờ bạn đã có thể mang câu tagline đến trình bày và thuyết phục khách hàng rồi đấy.

4. Một số câu tagline thương hiệu nổi tiếng

Phần cuối nội dung bài viết này, mình chia sẻ đến bạn những câu tagline của các thương hiệu nổi tiếng hiện nay. Cụ thể:

  1. Coca Cola: “Open happiness”
  2. Kangaroo: “Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam”
  3. Prudential: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
  4. Nike: “Just do it”
  5. Apple: “Think different”
  6. Sony: “Make believe”
  7. Burger King: “Have it your way”
  8. McDonald’s: “I’m lovin’ it”
  9. Nước mắm Liên Thành: “Tinh túy hương vị trăm năm”
  10. Budweiser: “The king of beers”

Triangle Head vừa chia sẻ đến bạn tất tần tật các kiến thức về tagline là gì, sự khác biệt giữa slogan và tagline. Đặc biệt là quy trình 6 bước đơn giản để triển khai một tagline hay, độc đáo. Với những thông tin được đề cập trong bài viết, hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công cho chính doanh nghiệp mình hoặc các dự án khách hàng mà bạn đang đảm nhận. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau!

Bài viết Tagline là gì? Quy trình 6 bước tạo nên một tagline ấn tượng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.



source https://futurebrandvietnam.com/tagline-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Storytelling là gì? Mẹo luyện tập nâng cao kỹ năng viết storytelling hiệu quả

Brand Awareness là gì? 4 bước xây dựng nhận thức thương hiệu cơ bản

zssrsd