Brand Awareness là gì? 4 bước xây dựng nhận thức thương hiệu cơ bản

brand awareness

“Brand awareness” là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trong ngành truyền thông marketing. Thế nhưng, để hiểu đúng thuật ngữ này là gì, có tầm quan trọng như thế nào và phải làm sao để xây dựng được brand awareness thì không phải ai cũng biết. Đó chính là lý do Trang Head mình viết bài viết này để chia sẻ với những ai đang quan tâm.

1. Tìm hiểu brand Awareness là gì?

Định nghĩa

Trên thực tế có không ít người không biết Brand awareness là gì. Bạn có thể hiểu rằng Brand awareness chính là thuật ngữ được dùng để chỉ mức độ nhận biết và liên kết giữa đối tượng khách hàng tiềm năng với sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

Lấy một ví dụ đơn giản, nếu bạn muốn mua giày thể thao, bạn sẽ nghĩ Nike, Adidas hoặc Fila. mặc dù trên thị trường có rất nhiều thương hiệu giày thể thao khác nhau nhưng trong tâm chí bạn lại nghĩ ngay tới 3 thương hiệu trên. Như vậy, Nike, Adidas và Fila đã xây dựng thành công Brand awareness.

Một công ty, doanh nghiệp có thể tạo được Brand awareness trong lòng người tiêu dùng sẽ vô cùng có lợi cho sự phát triển và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của mình, đặc biệt là khi cho ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới. 

Tìm hiểu Brand awareness là gì?

Tầm quan trọng

Không chỉ cần biết về định nghĩa Brand awareness là gì mà bạn còn phải hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Cần biết rằng, trong phễu tiếp thị thì đây chính là bước đầu tiên. Đồng thời, Brand awareness cũng chính là nền tảng quyết định tới việc người dùng có thể trở thành khách hàng của bạn hay không. 

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về tầm quan trọng của Brand awareness thì Trang Head mình xin chia sẻ thêm:

Khi bắt đầu kinh doanh, nhận thức thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng. Nó đại diện cho việc khách hàng có biết đến bạn hay không. Khi mọi người đã biết và thậm chí thương hiệu của bạn trở nên quen thuộc thì người tiêu dùng sẽ có khả năng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu bạn cao hơn so với các đối thủ khác.

Bên cạnh đó, yếu tố nhận thức thương hiệu còn có thể giúp cho bạn đạt được nhiều mục tiêu kinh doanh hơn. Khi mức độ nhận biết thương hiệu cao sẽ kéo theo lượng truy cập cao, đối tượng khách hàng được mở rộng. Từ đó thương hiệu sẽ có mạng lưới kinh doanh lớn hơn.

Brand awareness nằm đầu tiên trong phễu tiếp thị

2. Xây dựng Brand Awareness step to step

Bạn thắc mắc không biết các doanh nghiệp xây dựng Brand awareness như thế nào? Vậy thì hãy để Trang Head mình tiếp tục chia sẻ ngay sau đây:

  • Bước 1: Thực hiện đo lường Brand Perception đối với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới
  • Bước 2: Cần hiểu sâu và rõ về thương hiệu trong chính nội bộ doanh nghiệp của bạn rồi tìm phương pháp để truyền tải đến với người dùng
  • Bước 3: Có thể thông qua các bản nghiên cứu thị trường, bảng khảo sát để tìm hiểu cầu thị trường ở hiện tại, thậm chí là tìm ra xu hướng cho tương lai
  • Bước 4: Tìm ra phương pháp để thích nghi, thay đổi nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng theo chiều hướng tích cực
  • Bước 5: Tìm hiểu hiện tại Brand perception của doanh nghiệp hiện đang nằm tại mức nào dựa vào phễu thương hiệu (Brand funnel). Hiện nay, Brand perception đang được chia thành các mức Nhận diện – Awareness, Dùng thử – Trial, Mua hàng – Purchase, Ưa chuộng – Favorite và Trung thành – Loyalty
  • Bước 6: Luôn quan sát, tìm hiểu và phân tích đối thủ cạnh tranh với thương hiệu của bạn để có thể kịp thời đưa ra những chiến lược phát triển và nhận biết thương hiệu hiệu quả hơn nữa
Nên xây dựng Brand Awareness theo từng bước

3. Cách đo lường Brand Awareness

Theo như Trang Head mình tìm hiểu thì hiện nay, để có thể đo lường Brand awareness cần phải dựa vào mục tiêu nhận biết thương hiệu của bạn. Nếu như điều này vẫn còn quá mơ hồ với bạn thì có thể tham khảo một ví dụ sau:

Ví dụ: Trường hợp bạn cần nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu của mình thông qua quảng cáo gốc. Như vậy, việc mà bạn cần làm đó chính là theo dõi các chỉ số về quảng cáo đó. Cụ thể gồm: Số lần hiển thị, tỷ lệ nhấp, lưu lượng truy cập website. 

Vậy nếu như bạn muốn đẩy mạnh mức độ nhận biết thương hiệu thông qua mạng xã hội thì sao? Lúc này bạn cũng cần theo dõi, tổng hợp và phân tích các số liệu trên từng nền tảng mạng xã hội khác nhau. 

Trong đó, việc cần thiết nhất đó là phải luôn theo dõi các chiến dịch của mình thường xuyên. Từ đó có thể vừa nâng cao được mức nhận thức thương hiệu lại vừa tối ưu hóa được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Làm sao đo lường Brand Awareness?

4. Một Brand awareness tốt cần phải

Bạn không cần phải nóng vội bởi việc nhận thức thương hiệu trong lòng người dùng là một quá trình, cần có thời gian lâu dài. Đó là kết quả của cả một quá trình cố gắng, nỗ lực và mở rộng phát triển. 

Đừng bao giờ nuôi ý nghĩa rằng bạn có thể ngay lập tức nâng cao được nhận thức thương hiệu chỉ với một vài quảng cáo trên Facebook. Mà thậm chí nếu có thể thì cũng không lâu dài, bền vững. Cách làm này chỉ khiến khách hàng tập trung vào sản phẩm của bạn thay vì thương hiệu. Và hiệu quả duy nhất mà quảng cáo đó mang lại chỉ là để bán được hàng.

Do đó, nếu bạn muốn xây dựng một Brand awareness tốt cần phải:

Với tư cách là nhân vật, không phải công ty

Ví dụ, khi bắt đầu quen một người bạn mới, điều mà bạn muốn tìm hiểu ở họ là gì? Mỗi người có câu trả lời khác nhau. Còn với Trang Head mình có lẽ đó chính sở thích, sở ghét của họ và cả cách thức họ nói chuyện, điều mà họ thích nói tới, khiến cho họ cảm thấy hứng thú. 

Nếu bạn muốn tạo được sự tác động với người dùng thì thay vì đứng ở vị trí công ty bạn hãy đặt mình vào vai trò của chính người dùng. Nếu bạn là họ thì bạn sẽ xác định mình như thế nào? Cách thức, từ ngữ mà bạn muốn giới thiệu thương hiệu của mình đến người bạn mới quen ra sao?

Cố gắng tương tác mạng xã hội

Nên nhớ rằng, hiện nay mạng xã hội chính là công cụ giao tiếp tuyệt vời. Mỗi người, dù là người như thế nào, hướng nội hay hướng ngoại, bận rộn hay rảnh rỗi thì cũng cần phải dành thời gian nhất định để tiếp xúc với nhau. Và ở thời công nghệ 4.0 này thì mạng xã hội chính là phương thức tiếp xúc phổ biến nhất. Đó là lý do bạn cần phải duy trì kết nối, học hỏi thêm những điều mới lạ, đồng thời được nhiều người hơn nữa biết đến.

Tương tác MXH là cách xây dựng Brand awareness

Tương tự, đối với một thương hiệu cũng không có gì khác biệt. Nếu như thương hiệu của bạn chỉ cố gắng kết nối với mọi người khi cần bán hàng hay muốn nhận hỗ trợ thì thứ mà thương hiệu nhãn được chính là cái danh doanh nghiệp có mục đích riêng.

Việc mà bạn cần là đó là hãy để thương hiệu tham gia mạng xã hội. Đồng thời, khi đã tham gia vào mạng xã hội đừng quên đăng lên cả những thứ không hề liên quan tới sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Ngoài ra, hãy tìm cách để tương tác với người dùng khác bằng cách chia sẻ lại những nội dung hay, đặt câu hỏi, nhận xét về bài đăng nào đó,… Hãy coi tài khoản xã hội là nơi để kết bạn thay vì là nơi kiếm tiền. 

Trên thực tế, theo Trang Head mình tìm hiểu được thì qua một cuộc nghiên cứu cho thấy rằng có hơn 50% doanh nghiệp đạt được danh tiếng tốt, có mức nhận biết thương hiệu cao là nhờ vào sự hòa đồng trực tuyến trên các trang mạng xã hội. 

Bắt đầu bằng một câu chuyện

Bạn cho rằng những câu chuyện là vô nghĩa, chỉ tốn kém thời gian? Thế nhưng, thực tế lại cho thấy rằng đây là một chiến thuật tiếp thị rất hiệu quả và mạnh mẽ. Nguyên nhân là gì? Đó là bởi những câu chuyện đó mang tới điều thực tế khiến nhiều người dùng muốn theo dõi. 

Một thương hiệu đã thành công với cách làm này chính là Airbnb. Họ luôn mang tới những câu chuyện chân thực và chia sẻ lên các trang mạng xã hội. Kết quả là lượng follow và tương tác không ngừng tăng, kéo theo mức độ nhận biết thương hiệu cũng tăng theo. 

Thông qua những câu chuyện, thương hiệu của bạn có thể được nhân bản hóa và trở nên có chiều sâu hơn. Hãy đan những câu chuyện ý nghĩa này vào trong khâu tiếp thị thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ để đạt được hiệu quả tối ưu hơn. 

Việc kể câu chuyện gì, nội dung thế nào đó là tùy vào mỗi doanh nghiệp, nhưng phải đảm bảo tính đúng đắn. Đó có thể là câu chuyện thành lập doanh nghiệp, câu chuyện về người sáng lập,…Trên đây là một số thông tin giải đáp Brand awareness là gì và làm sao để đo lường, xây dựng thành công. Trang Head mình mong rằng đây sẽ là thông tin hữu ích cho bạn!

Bài viết Brand Awareness là gì? 4 bước xây dựng nhận thức thương hiệu cơ bản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.



source https://futurebrandvietnam.com/brand-awareness/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Storytelling là gì? Mẹo luyện tập nâng cao kỹ năng viết storytelling hiệu quả

zssrsd