Hướng dẫn cách thiết kế slogan ấn tượng, áp dụng cho mọi ngành
Hiện nay, slogan được xem như yếu tố then chốt trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Slogan giúp truyền tải tốt những thông điệp doanh nghiệp cho người dùng. Để tạo được một bản thiết kế slogan hay, thu hút quả là không đơn giản chút nào. Tuy nhiên, đã có Triangle Head thì bạn đừng lo lắng. Mình sẽ giúp bạn gỡ rối thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết sẽ giới thiệu cho bạn slogan là gì, quy trình thiết kế slogan để ứng dụng cho mọi lĩnh vực. Không những thế, mình cũng sẽ giúp bạn nắm được các quy tắc cần nằm lòng để tạo ra một thiết kế slogan ấn tượng. Cùng với đó là phương pháp để rèn luyện thiết kế slogan để nâng cao khả năng của bạn.
Nào, hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!
1. Tìm hiểu Slogan là gì?
Slogan (khẩu hiệu) là một cụm từ ngắn thể hiện sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu cung cấp. Slogan thường gắn liền với tên thương hiệu. Mình ví dụ như nhắc đến slogan “Think Different” thì chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến Apple, thương hiệu được ưa chuộng với các dòng sản phẩm iPhone, Macbook,…
Có nhiều cách đặt slogan, trong đó có 2 cách phổ biến nhất là đặt theo lợi ích của sản phẩm hoặc định vị thương hiệu.
Slogan luôn có mặt ở các phương tiện truyền thông cho một thương hiệu nhất định. Đó có thể ở website, trên Facebook hay các kênh quảng cáo trên tivi,…
2. Quy trình thiết kế slogan sáng tạo áp dụng mọi ngành
Ở nội dung tiếp theo này, mình sẽ giúp bạn có được quy trình slogan design sáng tạo, ứng dụng cho mọi ngành hàng, lĩnh vực. Quy trình gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị cho thiết kế
Mục tiêu thiết kế slogan
Điều đầu tiên mà bạn cần chuẩn bị đó chính là xác định mục tiêu thiết kế slogan. Đây là điểm mấu chốt để giúp bạn có thể tạo ra một slogan thiết kế hay. Và slogan ấn tượng thì sẽ hỗ trợ bạn dễ dàng nhận diện thương hiệu với người dùng.
Mục tiêu của bạn có thể là truyền tải thông điệp về lợi ích sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh. Hay có thể thiết kế slogan để định vị thương hiệu trên thị trường. Tùy vào mục tiêu bạn hướng đến mà sẽ cho ra đời những thiết kế slogan khác nhau.
Thông tin thương hiệu
Chuẩn bị các thông tin thương hiệu cho việc thiết kế một slogan ấn tượng là điều cần thiết. Những thông tin này có thể bao gồm tên thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ thương hiệu cung cấp, câu chuyện ra đời của thương hiệu,…
Khảo sát slogan đối thủ cùng ngành
Nếu bạn chưa có ý tưởng gì đặc biệt cho slogan của mình, bạn cũng có thể khảo sát những slogan mà đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực của bạn đã triển khai. Việc khảo sát này sẽ giúp bạn tìm kiếm được những ý tưởng mới và cũng tránh lặp lại slogan mà đối thủ đã sử dụng.
Bước 2: Nghiên cứu Insight khách hàng
Xác định tệp khách hàng
Thị trường hiện nay đa dạng về ngành hàng nên việc xác định tệp khách hàng được xem là yếu tố quan trọng. Bởi nếu khách hàng mục tiêu bạn hướng đến bị sai thì đồng nghĩa với việc bạn không thu về được doanh số, lợi nhuận.
Vì thế, hãy thật cẩn thận trong quá trình xác định đối tượng khách hàng cho doanh nghiệp của mình nhé bạn.
Thực hiện khảo sát định tính và định lượng
Để hiểu hơn về Insight khách hàng thì bạn nên tiến hành khảo sát bằng phương pháp định tính và định lượng. Khảo sát định tính tức là bạn sẽ phỏng vấn sâu một nhóm đối tượng phù hợp với phân khúc khách hàng của mình.
Còn khảo sát định lượng là cũng hướng đến đối tượng tương thích với sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp thông qua hình thức thực hiện trên giấy hoặc form online. Khảo sát định lượng thường sẽ là những câu hỏi đánh giá độ hài lòng, khuyết điểm, nhu cầu hoặc ý kiến cá nhân của người dùng,… Từ đó mà bạn có được dữ liệu để triển khai tốt cho thiết kế slogan của mình.
Liệt kê những yếu tố có thể khai thác được
Công việc tiếp theo bạn cần làm là bắt đầu liệt kê các yếu tố bạn có thể khai thác từ người dùng theo thứ tự ưu tiên. Thứ tự này bạn có thể sắp xếp dựa trên mục tiêu thiết kế slogan. Yếu tố càng bám sát với mục tiêu thì càng tốt.
Phân tích Insight qua phương pháp “củ hành”
Phương pháp “củ hành” sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong quá trình phân tích Insight khách hàng. Việc phân tích thể hiện như việc bóc tách củ hành vậy, càng sâu vào trong thì bạn càng hiểu được nhu cầu của khách hàng là gì. Để từ đó, bạn có thể thiết kế được câu khẩu hiệu hay và ấn tượng nhất, cũng đảm bảo hướng đến đúng phân khúc người dùng.
Bước 3: Triển khai ý tưởng slogan
Viết các ý tưởng slogan ra giấy
Sau khi đã có các dữ liệu cùng các nghiên cứu cần thiết, việc tiếp theo trong quy trình thiết kế slogan là bắt đầu viết những ý tưởng slogan ra giấy. Bạn không cần biết slogan có ấn tượng hay không, chỉ cần viết tất cả chúng ra giấy. Bạn suy nghĩ như thế nào thì cứ viết như thế ấy.
Đối chiếu với mục tiêu thiết kế slogan
Bạn sẽ đối chiếu những ý tưởng đã viết ở trên so với mục tiêu slogan của mình. Những slogan nào chưa đáp ứng được mục tiêu thì bạn nên gạch bỏ chúng. Bạn lưu ý là slogan được tạo ra cần đồng nhất với logo, tên thương hiệu, hình ảnh,…
Chuốt lại câu slogan
Cuối cùng, bạn trau chuốt lại slogan đã chọn cho dễ đọc, dễ hiểu và dễ nắm bắt nhất. Bạn cũng lưu ý là nên rút ngắn lại độ dài của slogan. Slogan có độ dài dưới 8 từ là phù hợp nhất.
Bước 4: Khảo sát và điều chỉnh slogan
Khảo sát nội bộ và ngoại bộ
Sau khi hoàn tất việc triển khai slogan, bạn nên khảo sát những khách hàng nội bộ, tức là đồng nghiệp, cấp trên của bạn về slogan mà bạn đã thiết kế. Bên cạnh đó, bạn cũng cần khảo sát ngoại bộ, chính là những vị khách hàng mục tiêu của bạn. Lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người sẽ khiến bạn có được một slogan chỉnh chu và tốt nhất, phù hợp để nhận diện thương hiệu của bạn.
Tiến hành điều chỉnh lỗi được feedback
Có được những ý kiến quý báu sau khi khảo sát, bạn tiến hành điều chỉnh các lỗi đã được feedback. Tuy nhiên, không phải feedback nào bạn cũng sửa, mà hãy chọn lọc những feedback phù hợp để điều chỉnh cho slogan của mình bạn nhé.
Trải qua 4 bước trên, chắc hẳn bạn đã nắm được những yếu tố cơ bản nhất trong cách thiết kế slogan rồi đúng không nào. Việc bây giờ chỉ cần bạn áp dụng từng bước là được. Hãy cẩn thận trong từng bước để tránh mắc sai lầm nhé bạn.
Ở nội dung tiếp theo, mình sẽ bật mí cho bạn 6 quy tắc trong thiết kế slogan cần nằm lòng để có được một slogan độc đáo, ấn tượng nhất. Hãy theo dõi ngay sau đây!
3. 6 quy tắc cần nằm lòng thiết kế slogan
Bám sát vào logo
Logo và slogan là 2 yếu tố gắn liền nhau, không thể tách rời. Vì vậy, sẽ rất tốt khi bạn triển khai song song thiết kế logo và slogan. Một điều cần lưu ý là logo cùng slogan của bạn phải bổ sung cho nhau, truyền tải đến người dùng một thông điệp, câu chuyện sáng tạo về thương hiệu của bạn.
Càng đơn giản càng tốt
Một slogan hay, ấn tượng chỉ có thể là slogan được cô đọng tối đa và đơn giản, dễ hiểu. Bởi chỉ có như thế bạn mới nhanh chóng gây được sự cộng hưởng từ người dùng.
Mình ví dụ như Nike rất thành công khi đã lấy khẩu hiệu “Just Do It”, một cụm từ ngắn gọn, súc tích nhưng mang thông điệp sâu sắc. Khẩu hiệu này với ý nghĩa thúc đẩy con người tiến về phía trước, hãy làm đi và làm điều bản thân thích.
Đi thẳng vào nội dung truyền tải
Slogan được khuyên nên thiết kế theo hình thức đơn giản hóa nhưng rõ ràng, dễ hiểu. Vì vậy, khi thiết kế slogan, bạn nên đi thẳng vào nội dung mà bản thân muốn truyền tải, không nên dẫn người dùng đi một vòng rồi lại quay về điểm xuất phát.
Đặt người xem làm trọng tâm
Slogan được thiết kế hầu hết sẽ dựa trên đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Hãy đặt họ làm trọng tâm và nghĩ rằng khi họ xem khẩu hiệu này thì sẽ có phản ứng như thế nào.
Nếu bạn quảng bá thương hiệu phủ khắp toàn quốc thì nên lưu ý về bản dịch sao cho không mất đi bản chất vốn có của nó nhé bạn. Bạn có thể thuê các chuyên gia dịch thuật để giải quyết vấn đề bản dịch nếu bạn chưa có phương án khả thi nào khác.
Thể hiện được tầm nhìn thương hiệu
Slogan không chỉ gắn liền với logo mà nó còn được xem là một trong những yếu tố để người dùng có thể nhận diện thương hiệu của bạn. Vì thế, khi thiết kế câu slogan bạn cần thể hiện được tầm nhìn mà thương hiệu mình hướng đến.
Hãy làm khác biệt so với đối thủ và slogan của bạn luôn in đậm trong tâm trí người dùng. Điều này sẽ giúp bạn thành công hơn trong việc tiếp cận với người dùng, đặc biệt là người dùng mục tiêu.
Tránh lạm dụng gieo vần và giai điệu
Việc gieo vần và giai điệu trong slogan sẽ giúp người dùng nhanh chóng nhớ đến thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, đừng nên lạm dụng quá mức hình thức này sẽ gây ra slogan không được chào đón nồng nhiệt từ người dùng.
4. Cách luyện thiết kế slogan như thế nào?
Việc thiết kế được một slogan hay cũng cần thời gian để rèn luyện. Vậy cách luyện thiết kế slogan như thế nào, có khó không? Hãy tìm hiểu ngay dưới đây, mình sẽ giúp bạn có được câu trả lời tốt nhất.
Xem nhiều quảng cáo
Điều đầu tiên là bạn nên xem nhiều quảng cáo. Việc này sẽ giúp bạn suy nghĩ được nhiều ý tưởng hơn khi bạn không biết bắt đầu từ đâu.
Nghĩ gì viết đó
Hãy viết ra những ý tưởng về slogan mà bạn suy nghĩ được. Đừng băn khoăn là slogan này có tốt hay không, có sử dụng được hay không. Bởi sau khi bạn viết các ý tưởng sẽ còn khâu chọn lọc để lấy slogan tốt nhất.
Trau dồi vốn từ
Để tạo được một slogan “để đời” thì việc trau dồi vốn từ là điều cần thiết. Hãy đọc sách, đọc blog hay đọc một điều gì đó bạn thích, có liên quan đến thương hiệu thì càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn có được tư duy nhạy bén, phát triển trong việc sử dụng, trau chuốt ngôn từ.
Bạn vừa có được tất cả thông tin về thiết kế slogan do Triangle Head mình chia sẻ. Hãy áp dụng các kiến thức này ngay hôm nay để hình thành cho thương hiệu của bạn một slogan đột phá nhé bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu đầy đủ về hệ thống nhận diện thương hiệu thì hãy tìm đọc bài viết https://futurebrandvietnam.com/he-thong-nhan-dien-thuong-hieu/ từ Future Brand Vietnam nhé bạn. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau!
Bài viết Hướng dẫn cách thiết kế slogan ấn tượng, áp dụng cho mọi ngành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
source https://futurebrandvietnam.com/thiet-ke-slogan/
Nhận xét
Đăng nhận xét