Brand Activation là gì? 8 ý tưởng kích hoạt thương hiệu cho mọi mô hình kinh doanh
Để tăng độ nhận diện và trải nghiệm thương hiệu, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã sử dụng đến chiến lược Brand Activation. Vậy thuật ngữ này được định nghĩa như thế nào? Những ý tưởng nào được xem là đột phá khi triển khai Brand Activation trong các mô hình kinh doanh?
Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Triangle Head để tìm được câu trả lời chính xác nhất.
1. Tìm hiểu Brand Activation là gì?
Định nghĩa Brand Activation
Brand Activation hay kích hoạt thương hiệu là quá trình bạn tiếp cận, tương tác nhằm tăng sự nhận diện thương hiệu của mình đến với người dùng. Đây được xem là hình thức quảng bá hình ảnh thương hiệu phổ biến hiện nay.
Brand Activation ra đời với tham vọng thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Cùng với đó là mục tiêu kinh doanh và truyền thông của cách doanh nghiệp. Sử dụng Brand Activation sẽ là lợi thế lớn cho bạn trong việc cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp việc định vị thương hiệu được thực thi dễ dàng hơn, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Brand Activation có thể ứng dụng cho cả thương hiệu mới và những thương hiệu tái định vị trên thị trường.
Các dạng Brand Activation
Các hình thức Brand Activation cơ bản có thể nhắc đến gồm:
- Experiential marketing: đây là hình thức kích hoạt thương hiệu bằng cách để khách hàng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của bạn. Hãy làm cho buổi dùng thử sản phẩm của bạn trở nên thú vị, mang tính chất độc lạ để thu hút người dùng tham gia.
- Sampling campaigns: chiến dịch phát những mẫu dùng thử miễn phí được nhiều doanh nghiệp ứng dụng. Tuy phương án này được xem là quen thuộc nhưng bạn vẫn có thể tạo được điểm nhấn bằng cách thông minh trong việc chọn mẫu thử. Bên cạnh đó, địa điểm, thời gian, hình thức phát cũng cần được chuẩn bị kỹ càng để tạo ấn tượng tốt đẹp đối với người dùng.
- In-store brand activation: hình thức kích hoạt thương hiệu tại cửa hàng giúp bạn tiết kiệm chi phí di chuyển, thời gian và công sức bỏ ra. Thay vì bạn phải rong ruổi bên ngoài thì bạn có thể thu hút người dùng đến tại cửa hàng của mình để tương tác trực tiếp, hiểu được nhu cầu và hành vi mua hàng của họ nhiều hơn.
2. Những thuật ngữ thường nhầm lẫn với Brand Activation
Brand Activation là Event Marketing
Các hoạt động truyền thông thương hiệu thông qua tổ chức sự kiện thường diễn ra 1 lần vào một thời điểm nhất định. Nó được triển khai bằng hình thức hội thảo, buổi ra mắt sản phẩm hay lễ khai trương,… thu hút nhiều người tham gia.
Còn Brand Activation thì là một chuỗi bao gồm nhiều hoạt động lặp đi lặp lại nhằm tạo dấu ấn sâu sắc trong tâm trí khách hàng. Vì thế, khái niệm Brand Activation và Event Marketing thường sẽ có nét tương đồng chứ không giống nhau hoàn toàn.
Brand Activation là Experiential Marketing
Trong các chiến lược về Brand Activation vẫn có sử dụng Experiential Marketing như một hoạt động thiết yếu. Tuy nhiên, xét về mục đích thì hai khái niệm này có những mục đích khác nhau.
Brand Activation hướng đến việc quảng bá thương hiệu, tăng độ tin cậy của người dùng, để họ cảm thấy chất lượng sản phẩm/dịch vụ của bạn là rất tốt. Còn Experiential Marketing thì chú ý nhiều đến việc thu hút người dùng bằng những trải nghiệm thú vị về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.
Brand Activation là Advertising
Brand Activation và Advertising cũng là 2 định nghĩa có sự khác biệt. Trong khi Advertising là hình thức quảng cáo truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Từ đó, các chiến dịch Advertising sẽ thu hút, thúc đẩy họ mua hàng.
Thì Brand Activation lại có nhiều hoạt động hơn. Kích hoạt thương hiệu không chỉ là truyền tải thông điệp mà còn triển khai tương tác, trải nghiệm thương hiệu dành cho người dùng để họ có thể nhận biết và ghi nhớ thương hiệu tốt nhất.
3. Các ý tưởng Brand Activation phổ biến hiện nay
Dưới đây là 8 ý tưởng Brand Activation được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp hiện nay. Hãy cùng mình tìm hiểu nội dung của từng ý tưởng ngay nhé bạn!
Đề cao trải nghiệm khách hàng
Ý tưởng đầu tiên bạn có thể triển khai đó chính là tập trung vào sự trải nghiệm của khách hàng. Tiếp thị trải nghiệm được xem là một trong những hoạt động thiết yếu của Brand Activation. Hãy làm điều gì đó mà người dùng họ chưa từng thấy hoặc chưa từng làm qua.
Một buổi thực hành để trải nghiệm sản phẩm tại cửa hàng sẽ là cơ hội để bạn thu hút sự chú ý của người dùng. Và đây cũng là dịp để bạn thu thập được dữ liệu về những ý kiến của họ sau khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Mình ví dụ như công ty Contours ‘Baby Stroller Test Ride đã sản xuất chiếc xe đẩy dành cho người lớn. Và công ty này đã cho các bậc cha mẹ trải nghiệm chúng để có được những kiến thức cơ bản nhất về chất lượng của sản phẩm.
Đánh trọng tâm vào vấn đề khách hàng
Mỗi khách hàng sẽ có những vấn đề khác nhau. Vì thế, để có thể đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, bạn cần nắm được các vấn đề nào đang xảy ra với khách hàng. Bạn nên là người giải quyết vấn đề của họ chứ không nên lắng nghe một cách thụ động.
Vitaminwater đã thành công khi đã có giải pháp tối ưu cho vấn đề “nhiệt” của khách hàng bằng một chiếc máy phun sương. Mỗi người tham gia lễ hội do Vitaminwater đều sẽ cảm thấy thoải mái khi vấn đề nắng nóng của mùa hè đã được giải quyết. Từ đó, thương hiệu Vitaminwater cũng đã tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng của mình.
Đón đầu trend thịnh hành
Đón đầu trend cũng là một ý tưởng hoàn hảo cho Brand Activation của bạn. Nó giúp bạn tạo dấu ấn tốt trong tâm trí khách hàng khi ứng dụng một cách khéo léo.
Innocent Drinks đã tận dụng xu hướng cảm xúc rất tốt vào chiến lược kích hoạt thương hiệu của họ. Thương hiệu này đã tạo ra một biểu tượng cảm xúc dành riêng cho mình. Và mỗi bài chia sẻ từ khách hàng đều có gắn biểu tượng cảm xúc này. Đây cũng là cách để ghi lại ấn tượng sâu sắc về thương hiệu đến với người dùng.
Giới thiệu lịch sử hình thành thương hiệu
Hãy cho khách hàng biết được vì sao thương hiệu bạn được hình thành hay nói đơn giản là lịch sử ra đời thương hiệu của bạn. Đây là cách để bạn có thể xây dựng lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu của mình.
Bloomingdale được xem là thương hiệu có cách giới thiệu khác biệt so với những thương hiệu còn lại. Họ tổ chức hẳn một cuộc thi tìm hiểu về lịch sử hình thành thương hiệu Bloomingdale.
Mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ, khách hàng sẽ có được một thông tin về lịch sử của thương hiệu Bloomingdale. Từ đây mà Bloomingdale có được cơ hội quảng bá thương hiệu của mình tới người dùng tốt hơn.
Cộng tác với các Influencer
Việc tìm kiếm các Influencer trở thành đối tác giúp bạn quảng bá thương hiệu là ý tưởng không tồi. Những Influencer có khả năng thu hút nhiều người dùng biết đến thương hiệu cũng như sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.
Starbucks cũng đã áp dụng ý tưởng cộng tác với các Youtuber nổi tiếng để quảng cáo dòng trà Teavana của mình.
Tạo các buổi event tương tác thương hiệu
Tạo các buổi sự kiện cũng được đánh giá là hoạt động cần thiết trong chuỗi chiến lược về Brand Activation. Đây sẽ là dịp để khách hàng có cơ hội tương tác nhiều hơn với thương hiệu của bạn.
IKEA đã thành công khi tổ chức Câu lạc bộ ăn uống. Ở đây, thực khách có thể tự chuẩn bị bữa ăn cho gia đình dưới sự hỗ trợ của các đầu bếp chuyên nghiệp. Chính vì ý tưởng độc đáo này đã giúp cho IKEA tiếp cận, tương tác tốt giữa thương hiệu của họ với khách hàng.
Giúp khách hàng nhận thức tốt về cuộc sống
Phát hiện những điều mà khách hàng thường yêu thích trong cuộc sống cũng là dữ liệu để bạn triển khai Brand Activation tốt hơn.
DirecTV đã tìm được sự yêu thích của người dùng về chương trình Sunday NFL Football. Và họ đã bắt đầu điều chỉnh chương trình bằng cách để người tham dự có thể xem những trận đá bóng trên TV khổng lồ. Đặc biệt, người dùng có thể ăn uống, chụp ảnh tại đây cùng với các đạo cụ có đính kèm thương hiệu DirecTV.
Bạn thấy đấy, vậy là DirecTV đã thành công quảng bá thương hiệu của mình đến với người dùng của họ.
Tổ chức buổi thử nghiệm sản phẩm mới
Ý tưởng cuối cùng mà mình gợi ích cho bạn trong quá trình thực thi Brand Activation chính là tổ chức buổi thử nghiệm tính năng mới của sản phẩm.
Apple là một trong các thương hiệu đã thành công trong việc cho người dùng thử nghiệm tính năng mới của iPhone 7. Buổi thử nghiệm này được tổ chức thông qua chiến dịch “One Night on iPhone 7” đã giúp người dùng thấy được rõ ràng những điểm cải tiến trong chiếc iPhone 7 thời thượng.
Triangle Head đã chia sẻ đến bạn toàn bộ kiến thức về Brand Activation. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ nắm vững được Brand Activation là gì, các dạng phổ biến của Brand Activation. Đặc biệt là 8 ý tưởng giúp bạn có được chiến dịch Brand Activation hiệu quả.
Đọc thêm kiến thức cơ bản về Brand nói chung nếu bạn chưa nắm vững tại đây!
Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau!
Bài viết Brand Activation là gì? 8 ý tưởng kích hoạt thương hiệu cho mọi mô hình kinh doanh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Future Brand Việt Nam.
source https://futurebrandvietnam.com/brand-activation/
Nhận xét
Đăng nhận xét